Trong một ngày, mỗi một chúng ta đều trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau. Cảm xúc tích cực có và cảm xúc tiêu cực cũng có. Nhưng cảm xúc tiêu cực đa phần chiếm nhiều hơn trong đời sống chúng ta. Đôi khi chúng ta “vượt qua giới hạn” của bản thân khi bày tỏ cảm xúc. Vậy làm thế nào để kiểm soát cảm xúc của mình? Bài viết sau sẽ cho chúng ta biết cách để rèn luyện sự kiềm chế cảm xúc.
“Mẹ không thể bắt ép con phải cảm nhận điều này như thế nào,” cô bé nhỏ hét lên trong cơn giận dữ.
“Mẹ không bắt con phải cảm nhận như thế nào.” Bà mẹ cô bé vặn lại. “Mẹ muốn con biết cách để cư xử. Con đang hành xử hoàn toàn không đúng.”
Mặc dù âm thanh của cuộc hội thoại gây chú ý đến hầu hết mọi người trong cửa hàng nhưng thông điệp đó thu hút sự quan tâm của tôi. Một giả định kích thích tôi: Chúng ta không thể kiểm soát cảm xúc của người khác. Dù rõ ràng là như vậy, tôi bắt đầu nghi ngờ một giả định khác ẩn dưới: Chúng ta không thể tự kiểm soát cảm xúc của chính mình. Tôi không đủ can đảm xen vào cuộc tranh cãi giữa gấu mẹ và gấu con để hỏi, nhưng tôi nghi ngờ người mẹ tìm cách can thiệp vào hành vi của con mình vì chỉ có điều đó mới có thể bị chi phối.
Thoạt nhìn, điều này có vẻ đơn giản. Tức giận, đồng cảm, sợ hãi, vui mừng, buồn bã, lo lắng đều xảy ra với chúng ta, phải không? Chúng không tự đến như việc chảy nước mắt khi nhìn quá lâu vào mặt trời. Trước khi chúng ta dừng lại để bình tĩnh quyết định có nên nổi nóng với người đàn ông vừa cắt ngang đường, thì chúng ta đã giơ nắm đấm, nói xấu và vô cùng giận dữ. Quyết định trước tiên là nổi giận. Người khác không thể kiểm soát cảm xúc của chúng ta vì chính chúng ta không thể làm được điều đó.
Hành vi, như người mẹ nói, là một vấn đề khác. Đó là kết quả của cảm xúc đưa đến, có thể nhìn thấy và có thể kiểm soát được. Một bé gái có thể thấy vô cùng giận dữ khi mẹ không mua cho chiếc cặp Hello Kitty yêu thích và ngay lập tức lăn ra sàn vì đơn giản là không thể chịu đựng được. Nhưng cơn giận có thể chỉ lặng lẽ lan tỏa bên trong và cô bé vẫn giữ vẻ bình tĩnh bên ngoài. Trong lòng cô bé như thể đã giết chính mẹ mình.(Ma-thi-ơ 5:21-22), nhưng bên ngoài biểu hiện thờ ơ để không ai biết tội ác mình.
Liệu cảm xúc có thể được kiểm soát?
Chúng ta sống trong thế giới của biểu tượng cảm xúc, nơi tự thể hiện mình và khẩu hiệu “hãy là chính mình” được tôn cao nhất – nhưng không ai biết chúng ta đang cảm thấy như thế nào. Chúng ta nhanh chóng, thậm chí theo phản xạ, gửi đi những biểu tượng mặt cười, buồn, khóc, ngạc nhiên hoặc điên rồ qua tin nhắn hoặc bình luận.Và dù là lăn lộn trên sàn, chúng ta nên bày tỏ tất cả những cảm xúc đó, hơn là giữ chúng lại và biến thành giả tạo. Không có lựa chọn nào khác. Đời sống tình cảm tự nhiên của chúng ta có thể, và một số người khuyên là nên, bày tỏ cho tất cả mọi người – vợ, chồng, cha mẹ hoặc cả người lạ. Thậm chí, nhiều người kêu gào với Chúa khi lòng họ buồn rầu. Nói chung lại, giả định đứng vững là: bạn là cảm xúc của bạn – tốt hơn hoặc xấu hơn. Kìm nén chúng là kìm nén bản thân.
Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.
Cùng với ý tưởng của C.S. Lewis trình bày rõ trong cuốn “The Abolition of Man”, những người như Plato, Aristotle và Augustine đều lý giải rằng những phản ứng cảm xúc của chúng ta, thay vì phản ứng cố định, chúng có thể (và phải) được rèn tập để thay đổi.Trái tim không bao giờ thay thế cho cái đầu: nhưng tình cảm có thể, và nên nghe theo lý trí. Như vạc bắt đầu ủ, cha mẹ bên trong của đứa trẻ (lương tâm của cô bé) đáng lẽ phải hướng dẫn, “Những gì mình bị cám dỗ cảm thấy ngay bây giờ là hoàn toàn vượt quá giới hạn.”
Cách nói “vượt quá giới hạn” diễn tả thước đo tuyệt vời mà người xưa thường dùng để phán xét và tái lập cảm xúc của chúng ta một cách thực tế. Với tiêu chuẩn này, cảm xúc có thể phù hợp hoặc không phù hợp, công bằng hoặc không công bằng, có lý hoặc vô lý. Do đó, cảm xúc phải được thể hiện và kìm nén tương ứng. Nỗi buồn chẳng hạn, được thể hiện một cách đúng đắn khi chúng ta buồn vì mất đi một người thân yêu. Nỗi buồn thể hiện một cách sai lầm khi bị đè nặng bởi sự đố kị, nó khiến chúng ta ngồi ủ rũ trong đám cưới của người bạn.
Những nhà giáo dục dù ở các thời đại khác nhau đều coi việc đào tạo tình cảm của học sinh như là công việc chính của họ. Trái ngược với việc chỉ đảm bảo cho những đứa trẻ biết bảng nhân và ngữ pháp tiếng Anh, nền giáo dục đã tìm cách đào tạo học sinh biết ghét những gì đáng ghét và yêu những gì đáng yêu. Họ dạy cách phân biệt cái tốt với cái xấu và sau đó phản ứng một cách thích hợp. Ngày nay, do nghi ngờ về truyền thông cảm xúc, chúng ta xa cách với điều này và sau đó tự hỏi tại sao một số người thả trôi những cảm xúc không được kiểm soát của họ. Chúng tôi đã loại bỏ những điều mà ba mẹ cô bé nói rằng cảm xúc tức giận ngang ngược của cô bé là hoàn toàn không phù hợp, bất kể cô bé nói gì hay làm gì ở ngoài trường học.
CÁCH RÈN LUYỆN CẢM XÚC
Đức Chúa Trời có mong muốn chúng ta rèn luyện cảm xúc? Câu trả lời là có. Ngài tể trị chúng.
Chúa cần sự vâng phục “từ tấm lòng” – như chiếc bình (Rô-ma 6:17) – chúng ta thường cho là không kiểm soát được.Ngài không như người mẹ kia, Ngài nói cho chúng ta biết điều gì đáng sợ và điều gì không (Lu-ca 12:4-5); điều gì phải vui mừng và điều gì không (Phi-líp 4:4); điều gì chúng ta phải ghét bỏ (Rô-ma 12:9); Ngài phán rằng chúng ta chớ lo phiền chi hết (Phi-líp 4:6); và Ngài dạy dỗ điều phải làm khi chúng ta trong cơn giận dữ (Ê-phê-sô 4:26)
Nếu chúng ta chỉ giải quyết bằng hành động, chúng ta bỏ qua vấn đề đạo đức, thì đó không phải phẩm hạnh của Cơ Đốc nhân. Biểu hiện cư xử đúng đắn bên ngoài sẽ là vô nghĩa nếu bên trong chúng ta vẫn đầy rẫy những cảm xúc dơ-dáy (Ma-thi-ơ 23:27). Đức Chúa Trời nhìn vào tấm lòng bên trong (Rô-ma 8:27).Một lúc nào đó, cô bé đang la hét đó phải được nghe Tin mừng rằng Đức Chúa Trời ban cho cô nhiều hơn sự kiềm chế, Ngài khiến sự biến đổi đến từ sâu bên trong tấm lòng. Ngài muốn những cảm xúc mới, qua Đức Thánh Linh, Ngài ban ra những điều Ngài muốn. Quả là một điều tuyệt vời: chúng ta không còn là nô lệ cho cảm xúc.
Ngài đã làm thế nào để dạy chúng ta biết yêu, biết ghét và biết cảm nhận đúng đắn với lòng tin kính? Ngài cho chúng ta ít nhất bốn sự trợ giúp:
1. CON TRAI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Nền tảng cơ bản cho tất sự sự tin kính đều nằm trong Phúc Âm. Sẽ không có sự thay đổi trong cảm xúc hay giải phóng khỏi sự gò bó nếu như chúng ta vẫn chăm chăm nhìn vào những điều tức giận,vô cảm hay ham muốn trong quá khứ. Nhưng tin tốt cho tất cả những ai đang tranh chiến với những cảm xúc sai lầm biểu hiện không phù hợp (hoặc những tình cảm đúng đắn nhưng giấu kín) đó là con người và công việc của Chúa Giê-xu Christ, Đấng cảm nhận hoàn hảo, Ngài đã trải qua những cảm xúc mà chúng ta không thể và Ngài chịu đựng cảm giác hứng chịu cơn thịnh nộ thay cho chúng ta hầu cho mỗi chúng ta được làm mới từ tận sâu bên trong của cảm xúc. Liệu có lời than khóc nào xúc động như tiếng kêu lớn rằng “Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:46).
2. THÁNH LINH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Hơn thế nữa, để rèn tập cho chúng ta, Chúa ban cho Thánh Linh của Ngài.Chúng ta không cô đơn. Vượt quá cả mọi sự hiểu biết và mong đợi, chúng ta được trở nên “người dự phần bổn-tánh Đức Chúa Trời”(2 Phi-e-rơ 1:4), mọi sự đều trở nên mới, những cảm xúc hoàn toàn khác biệt so với trước đây (2 Cô-rinh-tô 5:17).Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Đức Thánh Linh để sản sinh ra trái của cảm xúc làm đẹp lòng Ngài (Ga-la-ti 5:22-23): Lòng yêu-thương (thay cho lòng ghen ghét), sự vui-mừng (thay cho sự tuyệt vọng), bình-an (thay cho hỗn loạn), nhịn-nhục (thay cho tức giận), nhân-từ (thay cho cay nghiệt), hiền-lành (thay cho gian ác), trung-tín (thay cho dễ thay đổi), mềm-mại (thay cho khắc nghiệt), tiết-độ (thay cho cảm xúc kiểm soát). Ngài thay đổi đời sống tình cảm của chúng ta từ nơi nó xuất phát. Đó chính là tấm lòng.
3. NGƯỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Đức Chúa Trời không vây quanh chúng ta bằng những cuốn sách tự-lực, những chương trình trò chuyện buổi sáng, những người bạn học lớp yoga để giúp chúng ta cân bằng các trạng thái cảm xúc. Đức Chúa Trời đặt chúng ta giữa những người thuộc về Ngài. Đừng bao giờ quên, sự nên thánh là công cuộc của cả một cộng đồng. Người lớn hơn dẫn dắt người nhỏ hơn. Tất cả phục vụ lẫn nhau bằng những ân tứ được ban cho khác nhau. Họ cùng nghe lời Chúa. Sống cùng nhau. Và chúng ta gây dựng lẫn nhau, “lấy tình yêu thương nói ra lẽ chân-thật” (Ê-phê-sô 4:15). Những cảm xúc lành mạnh được tìm thấy trong đời sống tình cảm lành mạnh trong cộng đồng những người được chuộc mua bởi huyết báu của Chúa Giê-xu. Chúng ta cùng giúp đỡ nhau hướng lòng về Đức Chúa Trời và tỉnh thức với cảm xúc của chúng ta.
4. LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Điều cuối cùng, Đức Chúa Trời bày tỏ thực tế thông qua Lời của Ngài để chúng ta được tin bởi đức tin vững vàng. (Hê-bơ-rơ 11:1).Sự bình-an của Đấng Christ cai trị trong lòng chúng ta khi Lời của Đức Chúa Trời ở đầy trong lòng mỗi người. (Cô-lô-se 3:15-16).Ví dụ, trong bốn câu kinh thánh sau, Phao-lô chỉ cho chúng ta một khía cạnh của một thực tế rằng, khi chúng ta tin, chúng ta sẽ được tự do khỏi mọi lo lắng và nhận được niềm vui không thể dập tắt.
Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa: hãy vui mừng đi. Hãy cho mọi người đều biết nết nhu mì của anh em. Chúa đã gần rồi. Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn và trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ. (Phi-líp 4:4-7)
Phao-lô không chỉ nói “Hãy hát trong Chúa” hay “Hãy nhảy múa trong Chúa” hay “Hãy cười vui vẻ trong Chúa” nhưng ông nói “Hãy vui mừng trong Chúa”. Và khi nào chúng ta nên vui mừng? Luôn luôn. Khi nào chúng ta nên dừng lại? Không bao giờ. Khi nào chúng ta nên lo lắng? Không bao giờ. Tại sao vậy? Bởi vì lẽ thật của Chúa không bao giờ ngừng cho chúng ta lí do để vui mừng: Chúa đã gần rồi. Thực tế hư không của thế gian nói rằng nếu bạn đơn độc, sai trái, tù tội, hay gánh nặng, bạn có quyền cảm thấy không hạnh phúc. Nhưng Phao-lô suy nghĩ khác, bởi ông ở trong một thế giới khác.
Ông gọi sự hạnh phúc hiện ra trên khuôn mặt dù khi trải qua đau khổ là nết nhu mì: “Hãy cho mọi người biết nết nhu mì của anh em” (Phi-líp 4:5). Khi bi kịch ập đến và chúng ta có đủ lí do để thấy thất vọng với cuộc sống của chính mình, chúng ta – dù là sau đó – khiến đó là lí do để trở nên hân hoan trước sự trông xem của thế gian – “ngó như buồn-rầu, mà thường được vui-mừng” (2 Cô-rinh-tô 6:10).Chúa ở gần để nghe những lời cầu nguyện của chúng ta. Chúa ở gần để an ủi chúng ta. Không có điều cho có thể phân rẽ chúng ta ra khỏi sự yêu-thương của Ngài (Rô-ma 8:27-29).Dù khi nỗi buồn cuộn trào như sóng biển khơi, chúng ta vẫn có lý do để hát lên rằng, “Dù là như vậy, điều ấy vẫn có ích cho linh hồn tôi!”. Trên cả mọi nỗi đau, ấy là Cha Thiên Thượng của chúng ta.
Thực tế này sẽ thay đổi cách chúng ta phản ứng khi không được có chiếc cặp mơ ước trong cuộc sống.
TRUẤT NGÔI VỊ THẦN CẢM XÚC
Đức Chúa Trời ban cho chúng ta điều tuyệt vời là món quà cảm xúc để tô màu cho cuộc sống. Ngài là Đức Chúa Trời của cảm xúc, và chúng ta không được dựng nên theo ảnh tưởng của những con rô-bốt. Trong khi chúng ta nghĩ cảm xúc là điều thật tuyệt vời, nhưng chúng lại là những điều thật khủng khiếp. Khi chúng đi qua, không được sự tể trị bởi Đức Thánh Linh và Lẽ thật của Đức Chúa Trời – chúng đe dọa chính chúng ta cũng như những người xung quanh.
Trong một thế giới được trao cho những cảm xúc không ràng buộc và sự thờ ơ lạnh lùng, một thế giới bị mê hoặc bởi những điều tầm thường và vô cảm về sự vĩnh hằng, chúng ta có một cơ hội tuyệt vời:cho mọi người biết nết nhu-mì của anh em. Chúng ta có thể sống vì vinh quang của Chúa như là công dân của nước Thiên Đàng, yêu những gì Ngài yêu, ghét những gì Ngài ghét, sống, cười và khóc theo cách phản chiếu Chân Lý cao nhất: Đức Chúa Trời. Ngài đã gần rồi, và Ngài gìn giữ chúng ta trong sự bình an trọn vẹn, tâm trí chúng ta không dựa vào cảm xúc, nhưng nương dựa nơi Ngài. (Ê-sai 26:3).